Theo y học cổ truyền rễ phèn đen có vị chát, tính lạnh; có tác dụng tiêu viêm, thu liễm, chỉ tả. Lá phèn đen có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu….
Ra hoa và kết quả vào tháng 8 – 10 hằng năm. Cây thường mọc hoang ở ven rừng mọc hoang khắp nơi, ở bờ bụi ven đường, ven rừng. Có khi được trồng làm hàng rào.
Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ và lá. Vỏ thân cũng được dùng làm thuốc. Thuốc được thu hái vào mùa thu, đem rửa sạch, thái nhỏ phơi khô cất sử dụng dần; lá được thu hái vào mùa hè, phơi trong bóng râm (âm can), vỏ thu hoạch quanh năm.
Theo y học cổ truyền rễ phèn đen có vị chát, tính lạnh; có tác dụng tiêu viêm, thu liễm, chỉ tả. Lá phèn đen có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu….
Bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian:
Chữa đại tiện phân lỏng do nhiệt: Phèn đen ngọn có lá 40g, đậu đen sao vàng 40g. Cho vào nồi đổ 800ml nước đun sôi kỹ còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống liền 3-5 ngày.
Chảy máu nướu răng: Lá phèn đen phơi khô, rửa sạch ngậm từ 7-10 phút, ngày 2 lần sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Ngậm liên tục 5-7 ngày.
Hỗ trợ chữa trĩ (giai đoạn 1): Lá phèn đen 1 nắm, lá trắc bách diệp 1 nắm, lá huyết dụ 5 lá. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Cho vào ấm, đổ 800ml nước, sắc đặc còn 200ml nước. Uống ngày 150ml, còn lại đổ thêm nước đun kỹ dùng để rửa ngâm trĩ ngày 1 – 2 lần. Mỗi liệu trình từ 5-10 ngày.
Chữa lỵ: Rễ phèn đen 20g sao vàng hạ thổ, vỏ quả lựu 20g sao vàng. Sắc chia uống 2 lần trong ngày. Thời gian điều trị 3 – 7 ngày.
Ngã va đập sưng đau: Lấy 30g lá phèn đen giã nát đắp vào vùng bị tổn thương trong vòng 30 phút. Làm 3 ngày liền đến khi hết sưng đau.
Chữa mụn nhọt mới phát: Lá phèn đen tươi, củ chuối tiêu; giã nát đắp chỗ đau, ngày 1 lần.
Theo suckhoedoisong