Cách phòng chống bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể làm hủy hoại chức năng của thận, gan, tứ chi, tim mạch, mắt…

Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, bệnh tiểu đường được xem là đại dịch của toàn cầu bởi tốc độ gia tăng số người mắc bệnh tiểu đường đặc biệt ở các nước đang phát triển ở mức nhanh chóng. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn tới tàn phế hoặc tử vong, nó xếp hàng thứ 3 về mức độ nguy hiểm sau bệnh tim mạch và ung thư. Vậy có cách nào để phòng chống bệnh tiểu đường một cách tốt nhất.

Vì sao phải thực hiện mạnh việc phòng chống bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một bệnh mạn tính, có tác động của yếu tố di truyền, do hậu quả của sự thiếu hụt Insulin (một loại hóc môn do tụy hay còn gọi là lá mía của người tiết ra). Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường ở trong máu và các rối loạn chuyển hóa khác.

Bệnh tiểu đường do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể làm hủy hoại chức năng của thận, gan, tứ chi, tim mạch, mắt… Hằng năm, số ca tử vong do căn bệnh này gây ra là rất lớn, đứng hàng thứ năm hoặc thứ sáu trong số những “căn bệnh giết người” mà nền y học hiện nay đang phải đối mặt.

Khi đã mắc phải bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ phải điều trị suốt đời, gây nhiều tốn kém về kinh tế và tổn hại đến sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là những biến chứng cực kỳ nguy hiểm mà bệnh tiểu đường gây ra như: các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, tai biến mạch máu não, giảm thị lực, mù mắt, nhiễm trùng da, hoại tử tay chân, thậm chí dẫn đến tử vong.

tieu duong Cách phòng chống bệnh tiểu đường

Cách phòng chống bệnh tiểu đường

Hiện nay, số người bị đái tháo đường đang gia tăng trên thế giới cũng như ở nước ta. Vì vậy, việc phòng chống bệnh tiểu đường cho những người còn khỏe mạnh cũng như những người có nguy cơ cao đái tháo đường là rất quan trọng. Dưới đây là cách phòng chống bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất:

– Thay đổi lối sống bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và vận động hợp lý

Duy trì chế độ ăn có lợi cho sức khỏe (ăn với lượng thức ăn cung cấp một năng lượng vừa đủ cho cơ thể với tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng cân đối, bao gồm đầy đủ các chất carbohydrat, protid, lipid, chất xơ và vitamin trong một bữa ăn).
Tham gia các hoạt động tăng cường sự vận động của cơ thể tùy theo thói quen và tình trạng sức khỏe của mình. Thời gian vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc 150 phút mỗi tuần.
Nên từ bỏ các thói quen xấu, bất lợi cho cơ thể như hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, sử dụng quá nhiều thức ăn nhanh có nhiều năng lượng, uống nước ngọt quá nhiều hoặc ít vận động.

– Tránh stress: Theo nghiên cứu nếu bạn thường xuyên bị stress kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. bạn nên có học cách giải tỏa stress để phòng chống được bệnh tiểu đường.

– Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Mọi người nên kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm cả việc xét nghiệm đường huyết.

Nếu một người nào đó thuộc nhóm có nguy cơ cao bị đái tháo đường thì từ năm 45 tuổi trở lên, nên tầm soát định kỳ mỗi năm một lần, dù kết quả đường huyết của năm trước là bình thường.

Lứa tuổi thường gặp đái tháo đường thường từ 60 tuổi trở lên. Tuy nhiên hiện nay đái tháo đường típ 2 ngày càng trẻ hóa, có trường hợp phát hiện đái tháo đường típ 2 khi mới 11 tuổi. Vì vậy, mọi người cần quan tâm phát hiện sớm đái tháo đường.

Theo Tổng Hợp

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *