Khoai tây là loại thực phẩm có tính kiềm có tác dụng điều chỉnh nhất định thành phần dinh dưỡng của thịt; khi nấu với thịt bò giúp cân bằng lượng dinh dưỡng của hai loại thực phẩm.
Vừa có lợi cho sức khỏe lại có tác dụng giảm béo?
Protein trong khoai tây thậm chí tốt hơn thành phần protein có trong đậu nành bởi chúng khá tương đồng với protein trong động vật, lượng lysine và trytophan phong phú trong khoai tây nhiều hơn bất cứ loại rau củ khác.
Khoai tây cũng giàu canxi, magie, kẽm, kali, sắt giúp ngăn ngừa vỡ mạch máu não; hàm lượng protein và vitamin C cao gấp 10 lần táo; vitamin B1, B2, sắt và phốt pho cũng cao hơn nhiều so với thành phần tương tự trong táo.
Dưới góc độ dinh dưỡng học, giá trị dinh dưỡng của khoai tây cao hơn táo 3,5 lần. Bạn không phải quá lo lắng về tình trạng đói bụng bởi một lượng khoai tây vừa đủ cũng có thể cung cấp toàn bộ dinh dưỡng cần thiết, lượng chất xơ phong phú làm đầy dạ dày và tạo ra cảm giác no lâu hơn. Khoai tây không chỉ là loại củ giàu dinh dưỡng mà chúng còn có tác dụng giảm béo và chữa bệnh.
Khoai tây có lợi cho bệnh loét dạ dày và chứng táo bón mãn tính
Khoai tây rất hiệu quả trong việc điều trị các chứng loét dạ dày, táo bón mãn tính, ho, sốt eczema và đặc tính chữa lành da.
Cellulose trong khoai tây không gây kích thích niêm mạc dạ dày, giúp giảm bớt những cơn đau dạ dày và giảm tiết lượng axit. Quấy khoảng 10g bột khoai tây trong nước ấm cho đặc quánh rồi ăn trước bữa cơm 20 phút, sau đó nghỉ ngơi khoảng 30 phút, duy trì 3 lần một ngày kéo dài trong 3 tháng sẽ rất có hiệu quả trong chữa trị viêm loét dạ dày mãn tính. Đồng thời sử dụng khoai tây hợp lý cũng có tác dụng hỗ trợ phòng chống và điều trị ung thư dạ dày.
Kết hợp sử dụng khoai tây tươi và mật ong giúp chữa loét dạ dày tá tràng và tắc đường ruột. Rửa sạch khoai tây, xay vắt lấy nước, cho vào nồi đun sôi âm ỉ trong lửa nhỏ đến khi quánh đặc cho thêm lượng mật ong vừa đủ, tiếp tục đun thành dạng cao, để lạnh rồi dùng dần. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một thìa cà phê, dùng trong 20 ngày, ăn khi đói.
Khoai tây có nên ăn cùng thịt bò?
Khoai tây là loại thực phẩm có tính kiềm có tác dụng điều chỉnh nhất định thành phần dinh dưỡng của thịt; khi nấu với thịt bò giúp cân bằng lượng dinh dưỡng của hai loại thực phẩm. Chuyên gia cho biết, khi tiêu hóa bất kỳ loại thực phẩm nào cũng làm thay đổi nồng độ axit trong dạ dày, còn hàm lượng axit mà dạ dày tiết ra để tiêu hóa khoai tây ít hơn các loại thịt. Nếu nồng độ axit quá thấp, axit trong dạ dày sẽ được tiết ra nhiều hơn. Vì vậy, việc tiêu hóa thức ăn dễ hay khó không tác động đến mức độ tiết axit trong dạ dày trong suốt quá trình tiêu hóa.
Ăn khoai tây thế nào để không dễ bị đột quỵ?
Ăn 5-6 củ khoai tây mỗi tuần làm giảm 40% nguy cơ bị đột quỵ và không có tác dụng phụ. Khoai tây không chỉ có thể giúp kiểm soát thể trọng, giảm nguy cơ huyết áp cao và đột quỵ. Loại khoai tây có vỏ đậm màu giàu vitamin và kali, nếu bỏ lớp vỏ sẽ làm mất chất dinh dưỡng vốn có của khoai tây. Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng vitamin dưới lớp vỏ khoai tây lên đến 80% cao hơn nhiều phần thịt trong củ.
Theo Afamily