Chứng đau bụng mà có thể cũng hiện ra một số bệnh nào đó như các bệnh “kiết lỵ”, “ỉa chảy”, “đau dạ dày”, “giun sán’, “tích tụ” …
Trong bài này tôi chỉ đề cập đến các chứng đau bụng xuất hiện đơn thuần. Nguyên nhân đau bụng đơn thuần có thể do chứng hàn tà, uất nhiệt thực tích và khí uất…
1.1.Hàn tà
Do khí lạnh xâm nhập hoặc ăn nhiều đồ sống lạnh, tỳ vị không vận hoá được, đến nỗi hàn tích đình trệ, Hàn khí lấn vào trường vị, dưới cách mạc, huyết không tán ra được, đường lạc khó co rút, cho nên đau. Theo sách “Kim quỹ lược” có nói: “Người gầy xung quanh rốn đau, tất nhiên có phong lạnh”.
1.2.Khí uất
Thường do giận dữ lo nghĩ quá độ, tình chí không khoan khoái,can mất điều đạt nghịc lên hại tỳ vị làn cho trung khí bị uất trệ mà gây nên đau bụng.
1.3.Thực tích
Ăn uông không trừng mực, hoặc do đói no thắt thường, làm cho đồ ăn không tiêu, đình trở mà sinh đau, hoặc ăn đồ béo uống rượu ngon, ham ăn thức ăn cay nồng, đến nỗi nhiệt kết ở tràng vị, đại tiện không thông. Nhiệt khí đọng ở tiểu trường, trong ruột đau, nóng rực khô khát, thì đại tiện táo rắn mà không ra được, cho nên đau mà bế tắc không thông.
Biện chứng
Đau bụng không cho ăn, hoặc ăn rồi đau dữ là thuộc thực, thích ăn hoặc được ăn thì bớt là thuộc hư, đau nhói chạy ran, đau nhất định chỗ nào, hoặc lúc đau có hình, khỏi đau lại tan là thuộc khí. Nếu chỗ đau nhất định không di dịch, ấn vào có cục trước sau không tan là thuộc huyết. Lại căn cứ vào trứng trạng hàn hay nhiệt mới phát hay đa lâu ngày, còn ở nông hay đã vào sâu để phân biệt thì mới cho thể chính xác được.
2.1 Đau bụng do hàn tích
Có chia ra nặng và nhẹ, nhẹ thì dễ khỏi, hơi nặng thì bụng đau không ngừng, gặp lạnh thì đau nhiều, được chườm nóng thì dễ chịu.
2.2. Đau bụng do khí uất.
Mỗi khi có sự lo lắng hay giận dữ can mộc lấn tỳ, đau phát ra, chỗ vị quản bực tức, bụng trứng, nếu ợ hơi hoặc trung tiện thì đau giảm nhẹ, mạch huyền tế
2.3. Đau bụng do thực tích
Chỗ vị quản bụng trướng đầy, đau nhức, nặng thì không cho ấn tay vào, ăn không muốn ăn, ợ đau hoặc đau buồn đi tả, sau khi đi tả rồi thì bớt đau, rêu lưỡi nhớt, mạch hoạt. Nếu nhiệt kết ở tràng vị, đại tiện bí không thông, thời trướng đau lại càng nặng.
Theo Thaythuoccuaban