Trên thế giới có 152 triệu nam giới bị chứng rối loạn cương dương (ED). Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cảm giác hạnh phúc, ED cũng mang đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe của các Adam. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân ED rất ngần ngại đi điều trị vì họ cho rằng đây là một “chứng bệnh khó nói”…
Phân nửa đàn ông trên 40 tuổi bị “bất lực”
Gần đây, “Diễn đàn châu Á – Thái Bình Dương về sức khỏe nam giới” lần thứ nhất đã được tổ chức tại Thượng Hải Việt Nam.
Theo Wang Chuanhang, một chuyên gia của Bệnh viện Hữu nghị Hồng Kông – Nhật Bản ở Bắc Kinh, chứng rối loạn cương dương (ED – Erectile Dysfunction) còn được gọi là bất lực (không có khả năng cương cứng dương vật hoặc giữ cho dương vật cương cứng đến khi phóng tinh). Chứng bệnh này rất phổ biến ở đàn ông trên 40 tuổi. Số liệu thống kê cho thấy một nửa số nam giới trên 40 tuổi bị ED ở các cấp độ khác nhau và trên thế giới có 152 triệu bệnh nhân ED. Tính riêng ở Hồng Kông, ED ảnh hưởng 10% nam giới trưởng thành.
Xia Guomei, chuyên gia về tình dục học ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Thượng Hải, cho rằng áp lực của cuộc sống đô thị hiện đại là một nguyên nhân gây chứng ED: người sống ở những thị trấn nhỏ thường hài lòng với cuộc sống tình dục hơn là người sống ở thành phố lớn.
ED gây ra những bệnh khác
Triệu chứng ED thường phản ánh những bệnh khác của bệnh nhân mà chưa được phát hiện. Bảy mươi phần trăm các trường hợp bị ED là do các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao và tổn thương xương sống gây ra. Các yếu tố tâm lý như lo lắng và trầm cảm cũng có thể gây chứng ED.
Thực tế là xích mích cũng thường dễ xảy ra hơn giữa bệnh nhân ED và bạn đời hoặc bạn gái của họ. Cảm giác bị thương tổn và xấu hổ, họ cũng tránh giao tiếp với đối tác và thậm chí trở nên cô lập. Không chỉ bị ảnh hưởng về cảm xúc, bệnh nhân ED dễ phát triển các bệnh khác.
Theo HuiMengTan ở trường Đại học Malaysia, trong số các bệnh nhân ED ở châu Á, 14% bị trầm cảm, 23% bị huyết áp cao, 24% bị chứng cholesterol cao, 35% bị tiểu đường và 37% bị bệnh tim.
Điều trị ED
Theo các chuyên gia, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh ED cao, ước tính chỉ khoảng 15 – 20% bệnh nhân ED được điều trị.
Một điều tra mới đây với gần 11.000 đàn ông châu Á do tập đoàn dược phẩm Đức Bayer tài trợ cho thấy tỷ lệ bệnh nhân ED chủ động đi khám bệnh ở Hồng Kông là 6%, trong khi tỷ lệ này ở châu Âu là 16%. Hầu hết bệnh nhân ED không đi khám bệnh vì sợ bị “mất thể diện”, nhưng trên thực tế, điều này sẽ phá hoại quan hệ của họ với đối tác.
Hiện nay, thuốc uống, thuốc tiêm vào dương vật, thiết bị chân không và liệu pháp tâm lý là những phương pháp chính điều trị ED.
Chuyên gia Wang cảnh báo rằng bệnh nhân bị triệu chứng ED nên đi điều trị tại các cơ sở y tế mà không nên giấu bệnh do sợ mất thể diện và càng không nên mù quáng tin vào quảng cáo. Tốt hơn là nên làm theo chỉ dẫn của bác sỹ để chọn loại thuốc phù hợp.
Ngoài ra, sự ủng hộ của bạn đời hay bạn tình là tiền đề chủ chốt khiến bệnh nhân đi khám bệnh.
Theo chuyên gia tình dục học Xia, trong khi trọng tâm các nghiên cứu về bệnh ED là khả năng thể hiện của nam giới, phụ nữ nên đóng vai trò chủ chốt trong cải thiện cuộc sống tình dục của chính họ và đối tác.
Theo suckhoe4u